Sử dụng mảng trong ES6

Giới thiệu nội dung bài viết

Chào các bạn, hôm nay anh sẽ hướng dẫn mọi người về Mảng của ES6. Lần lượt giới thiệu và và đi qua các ví dụ về Mảng được sử dụng trong ES6.

1. Giới thiệu về phương thức Array.of

Trong ES5 phiên bản củ, khi chúng ta khai báo một mảng với độ dài của mảng, thì javascript sẽ tạo ra một mảng có kích thước tương ứng với độ dài truyền vào nhưng chỉ chứ 1 phần tử

1
2
3
let numbers = new Array(2);
console.log(numbers.length); // 2
console.log(numbers[0]); // undefined

Ở ví dụ trên ta khai báo mảng có 2 phần tử nhưng khi lấy vị trí đầu tiên ta nhận được giá trị undefined. Cái này gây ra khó hiểu vì khi mình khai báo mảng có 2 phần tử Array(2) nhưng khi lấy phần tử đầu tiên lại không có.

Trường hợp thứ 2, khi ta truyền tham số vào là chuỗi chứ không phải number. Thì javascript sẽ tạo ra một mảng có phần tử đầu tiên là kích thướt của mảng như sau.

1
2
3
numbers = new Array("2");
console.log(numbers.length); // 1
console.log(numbers[0]); // "2"

Để cho việc khai báo mảng một cách rõ ràng hơn thì trong ES6 cung cấp cho chúng ta phương thức mới, đó là array.of với cú pháp như sau :

1
Array.of(element0[, element1[, ...[, elementN]]])

Array.of cũng tương tự như Array tuy nhiên khi tạo mảng bằng Array.of thì luôn luôn có 1 giá trị trong mảng. Ví dụ như sử dụng Array.of như sau :

1
2
3
let numbers = Array.of(3);
console.log(numbers.length); // 1
console.log(numbers[0]); // 3

Trong ví dụ trên ta truyền số lượng mảng là 3 thì phương thức array.of sẽ tạo một array có 1 phần tử

1
2
3
let chars = Array.of('A', 'B', 'C');
console.log(chars.length); // 3
console.log(chars); // ['A','B','C']

Trong ví dụ trên ta tạo ra mảng có 3 phần tử A,B,C thì kích thướt của mảng sẽ là 3.

2. Giới thiệu về phương thức Array.from

Trong phiên bản ES5 để duyệt qua các phần tử trong mảng ta làm như sau:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
function arrayFromArgs() {
    var results = [];
    for (var i = 0; i < arguments.length; i++) {
        results.push(arguments[i]);
    }
    return results;
}
var fruits = arrayFromArgs('Apple', 'Orange', 'Banana');
console.log(fruits);

Kết quả

[ 'Apple', 'Orange', 'Banana' ]

Trong phiên bản ES6 thì chúng ta sẽ sử dụng chức năng mới là Array.from để duyệt các phần tử như sau

1
2
3
4
5
6
7
8
9
function arrayFromArgs() {
    return Array.from(arguments);
}

console.log(arrayFromArgs(1, 'A'));

Kết quả

[ 1, 'A' ]

Chúng ta có thể sử dụng Array.from với hàm mapping như sau

1
2
3
4
5
6
7
8
function addOne() {
    return Array.from(arguments, x => x + 1);
}
console.log(addOne(1, 2, 3));

Kết quả

[ 2, 3, 4 ]

Sử dụng Array.from với This.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
let doubler = {
    factor: 2,
    double(x) {
        return x * this.factor;
    }
}
let scores = [5, 6, 7];
let newScores = Array.from(scores, doubler.double, doubler);
console.log(newScores);

Kết quả

[ 10, 12, 14 ]

3. Giới thiệu về phương thức Array.find

Trong ES5 phiên bản cũ chúng ta muốn tìm kiếm giá trị trong mảng thì sử dụng hàm indexOf() và lastIndexOf() để tìm vị trí của các phần tử cần tìm trong mảng. Trong phiên bản mới ES6 thì hỗ trợ cho chúng ta phương thức find.

Cú pháp như sau :

1
find(callback(element[, index[, array]])[, thisArg])

Ví dụ như ta có một mảng khách hàng có tên khách hàng và thẻ tín dụng như sau.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
let customers = [{
    name: 'ABC Inc',
    credit: 100
}, {
    name: 'ACME Corp',
    credit: 200
}, {
    name: 'IoT AG',
    credit: 300
}];

Để tìm Khách hàng có thẻ tín dụng lớn hơn 100 ta làm như sau.

1
2
3
4
5
console.log(customers.find(c => c.credit > 100));

Kết quả nhận được 

{ name: 'ACME Corp', credit: 200 }

4. Demo Video


Mọi người hãy Subscribe kênh youtube dưới đây nhé để cập nhật các video mới nhất về kỹ thuật và kỹ năng mềm

Các khoá học lập trình MIỄN PHÍ tại đây


Comments