Sử dụng Array trong Javascript

Giới thiệu nội dung bài viết

Như trong những chia sẻ về Biến trong lập trình web JavaScript, chúng ta đã biết Biến được sử dụng để lưu giá trị. Tuy nhiên nó chỉ có thể lưu được 1 giá trị, nếu trường hợp bạn muốn lưu cho nhiều hơn 1 giá trị thì lúc này đòi hỏi các bạn cần phải sử dụng đến thuộc tính Mảng (Array).


Vậy Mảng (Array) trong ngôn ngữ lập trình JavaScript là gì? Các cách thao tác với Mảng như khai báo, lấy các phần tử trong Mảng, kiểm tra xem có bao nhiêu phần từ trong độ dài của Mảng và tìm hiểu các phương thức có sẵn trong Mảng để áp dụng vào khi sử dụng ngôn ngữ JavaScript trong lập trình web.


Bài viết hôm nay anh sẽ trình bày về chủ đề Mảng trong JavaScript, hy vọng thông qua những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc trên cũng như vận dụng được vào thực hành.

1. Mảng là gì

Chúng ta thấy trong các bài viết trước một biến chỉ lưu trữ được 1 giá trị ví dụ như var i = 1. Nếu chúng ta muốn 1 biến chứa nhiều hơn 1 giá trị ví dụ như 10 giá trị thì ta sẽ sử dụng Array.

Array là một loại biến đặc biệt nó có thể chứa đựng nhiều giá trị trong đó. Mỗi giá trị sẽ tương ứng với một vị trí trong Array, mình gọi đó là Index. Trong Array, Index được đếm bắt đầu từ 0.

2. Khai báo Mảng

  • Cách 1 : Chúng ta khai báo Array như sau

Cú pháp

1
var <array-name> = [element0, element1, element2,... elementN];

Ví dụ ta định nghĩa và khởi tạo mảng như sau

1
2
3
4
5
6
7
8
9
var stringArray = ["one", "two", "three"];

var numericArray = [1, 2, 3, 4];

var decimalArray = [1.1, 1.2, 1.3];

var booleanArray = [true, false, false, true];

var mixedArray = [1, "two", "three", 4];
  • Cách 2 : chúng ta sử dụng new đối tượng Array

Cú pháp

1
2
3
4
5
var arrayName = new Array();

var arrayName = new Array(Number length);

var arrayName = new Array(element1, element2, element3,... elementN);

Ví dụ

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
var stringArray = new Array();
stringArray[0] = "one";
stringArray[1] = "two";
stringArray[2] = "three";
stringArray[3] = "four";

var numericArray = new Array(3);
numericArray[0] = 1;
numericArray[1] = 2;
numericArray[2] = 3;

var mixedArray = new Array(1, "two", 3, "four");

3. Lấy các phần tử trong Mảng

Chúng ta sử dụng Index (vị trí) của các đối tượng trong mảng để lấy ra giá trị của nó. Hãy luôn nhớ rằng Mảng luôn bắt đầu từ vị trị 0 chứ không phải là 1.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
var stringArray = new Array("one", "two", "three", "four");

stringArray[0]; // returns "one"
stringArray[1]; // returns "two"
stringArray[2]; // returns "three"
stringArray[3]; // returns "four"

var numericArray = [1, 2, 3, 4];
numericArray[0]; // returns 1
numericArray[1]; // returns 2
numericArray[2]; // returns 3
numericArray[3]; // returns 4

4. Độ dài của mảng Mảng

Để biết được kích thước và độ dài của mảng có bao nhiêu phần tử, ta sử dụng từ khoá length.

1
2
3
var stringArray = new Array("one", "two", "three", "four");

var len = stringArray.length // kết quả là 4

5. Các phương thức có sẵn trong Mảng

Array có hỗ trợ sẵn các phương thức để thao tác với các phần tử trong mảng như concat() , filter(), forEach(), join(), map(), pop(), push(), reduce(), reverse(), slice(), sort(), toString(), unship() để thao tác với các phần tử trong mảng. Các phương thức thường sử dụng phổ biến nhất là:

  • pop xoá 1 phần tử khỏi mảng
  • push là thêm 1 phần tử vào mảng
  • slice cắt mảng

Mọi người hãy Subscribe kênh youtube dưới đây nhé để cập nhật các video mới nhất về kỹ thuật và kỹ năng mềm

Các khoá học lập trình MIỄN PHÍ tại đây


Comments