Sử dụng @OneToOne trong spring jpa

Giới thiệu nội dung bài viết

Chào các em ,chủ đề hôm nay chúng ta sẽ nói về các annotation @OneToOne trong Spring JPA .


1. One To Many annotation

Anh lấy ví dụ như mình làm ứng dụng về quản lý nhân sự ở công ty. Một nhân viên chỉ có một địa chỉ duy nhất. Như vậy khi ta thực hiện câu query, nếu ta lấy được nhân viên thì sẽ lấy được địa chỉ của nhân viên đó.

Nếu ta thiết kế database thì ta có 2 bảng là user và address như sau.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
CREATE TABLE `address` (
  `id` int(11) unsigned NOT NULL AUTO_INCREMENT,
  PRIMARY KEY (`cart_id`)
  'street' varchar(45),
  'city' varchar(45)
) ENGINE=InnoDB AUTO_INCREMENT=5 DEFAULT CHARSET=utf8;

CREATE TABLE `user` (
  `id` int(11) unsigned NOT NULL AUTO_INCREMENT,
  `phone` int(11),
  'name' varchar(45)
  KEY `adress_id` (`user_address`),
  CONSTRAINT `usser_address` FOREIGN KEY (`id`) REFERENCES `Address` (`address_id`)
) ENGINE=InnoDB AUTO_INCREMENT=7 DEFAULT CHARSET=utf8;

Ta tạo 2 tables là user và address. Trong đó ta có trường addressid trong table user là khóa phụ liên kết đến bảng Address


2. Triển khai trong Java

Đầu tiên mình tạo Class User và sử dụng annotation @OneToOne để nói rằng. Một user chỉ có một địa chỉ duy nhất.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
@Entity
@Table(name = "users")
public class User {

    @Id
    @GeneratedValue(strategy = GenerationType.AUTO)
    @Column(name = "id")
    private Long id;
    //...

    @OneToOne(cascade = CascadeType.ALL)
    @JoinColumn(name = "address_id", referencedColumnName = "id")
    private Address address; // biến address này sẽ trùng  với giá trị  mappedBy trong Class User 

    // ... getters and setters
}

@Id : dùng để chỉ ra đây chính là khóa chính, như vậy khóa chính trong table User sẽ được ánh xạ vào biên Long id.

@GeneratedValue(strategy = GenerationType.AUTO) : Đây là annotation để mình tăng tự động thứ tự các dòng trong table. Ví dụ như trong table dòng số 1 là id = 1. Khi ta insert thêm một dòng dữ liệu nữa thì id sẽ tự động tăng lên = 2. Có rất nhiều cách để tăng tự động giá trị của khoá chính.

Các em có thể tham khảo thêm các cách tăng giá trị ở khóa chính khác nhau tại đây

Như các em thấy ở trên ta sử dụng annotation @OneToOne để nói rằng một user chỉ có 1 đối tượng Address .

Tiếp đến cascade = CascadeType.ALL nghĩa là khi xóa một dòng dữ liệu trong table Address. Thì bên bản User cũng sẽ bị xoá 1 dòng tương ứng với dòng bị xóa bên table User. Như vậy dữ liệu ở 2 table User và Address dữ liệu sẽ giống nhau. Mục đích của Cascade là để toàn vẹn dữ liệu, dữ liệu sẽ thống nhất ở 2 bảng,tránh thừa dữ liệu không cần thiết.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ta không dùng cascade. Anh lấy ví dụ ta có các bảng ghi sau trong table User

id name phone adress_id
1 Nguyễn Văn A 0905500505 1
2 Trần Văn B 0905500506 2
3 Tôn Đức C 0905500507 3
4 Quang Viet 0905500508 4

Anh lấy ví dụ ta có các bảng ghi sau trong table Address

id name city
1 Lê Lợi Da Nẵng
2 Trần Phú Da Nẵng
3 Tôn Đức Thắng Da Nẵng
4 Quang Trung Da Nẵng

Nếu anh không có sử dụng cascade thì khi anh xóa 1 dòng dữ liệu trong bảng Address ví dụ như anh xoá dòng 1 (Lê Lợi) thì dòng dữ liệu Nguyễn Văn A trong bản User vẫn tồn tại. Nhưng lúc này giá trị là vô nghĩa vì dữ liệu address (Lê Lợi) không có tồn tại nữa trong cơ sở dữ liệu, lúc này dữ liệu mình bị dư thừa.

Nếu anh sử dụng cascade. Thì khi anh xoá dòng 1 (Lê Lợi) bên table Address thì tự động dữ liệu Nguyễn Văn A cũng sẽ bị xóa đi. Như vậy giúp mình đồng bộ dữ liệu giữa 2 tables. Khi nào dữ liệu Address bị xoá thì nó sẽ xoá luôn các dữ liệu bên bảng User (nếu dòng dữ liệu bên bảng User có liên kết với address bị xoá đi).

Chúng ta phải thiết lập cascade trong code java và trong mysql thì lúc đó dữ liệu sẽ được toàn vẹn và không bị dư thừa dữ liệu

Chúng ta sử dụng @JoinColumn để cấu hình cho biến address là tìm kiếm trong column nào trong database mà map vào (nó chính là foreign key).Biến address này được khai báo trong Class Address dưới đây. Như vậy chúng ta sử dụng @JoinColumn giống như một cầu nối nơi 2 tables User và Address. Nó được dùng để khai báo 2 tables sẽ kết nối mối quan hệ với nhau thông qua column nào.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
@Entity
@Table(name = "address")
public class Address {

    @Id
    @GeneratedValue(strategy = GenerationType.AUTO)
    @Column(name = "id")
    private Long id;
    //...

    @OneToOne(mappedBy = "address")
    private User user;

    //... getters and setters
}


Bước 5. Test ứng dụng

Chúng ta sẽ lưu xuống database theo cách sau.

1
2
3
4
5
 Address address = new Address ("Address 1");

 User user  = new User();
 user.setAddress(address);
 user.save(); // như vậy ta sẽ lưu dữ liệu xuống 2 bảng User và Address  


3. Kết luận

Như vậy chúng ta sử dụng annotation @OneToOne để thực hiện việc liên kết giữa hai entity với nhau mà chúng có quan hệ 1-1. Từ User mình có thể lấy ra địa chỉ và ngược lại.

Để hiểu thêm về mappedBy còn có chức năng nào mới không thì các bạn có thể đọc bài viết tiếp theo nhé.

4. Video Demo

5. Source code

Sourcecode


Mọi người hãy Subscribe kênh youtube dưới đây nhé để cập nhật các video mới nhất về kỹ thuật và kỹ năng mềm

Các khoá học lập trình MIỄN PHÍ tại đây


Comments