Sử dụng ManyToMany Relationship trong spring jpa

Giới thiệu nội dung bài viết

Chào các em ,chủ đề hôm nay chúng ta sẽ nói về aJPAtation @ManyToMany trong Spring JPA.


1. ManyToMany là gì

Hôm nay mình sẽ làm phần mềm về quản lý sinh viên và khóa học tại trường đại học. Như các em đã biết Một sinh viên có thể đăng ký học nhiều khóa học (khóa anh văn, khóa tin học, khóa hoá học) trong một học kỳ. Một khóa học thường sẽ có rất nhiều sinh viên đăng ký theo học trung bình một lớp thường có 30 bạn. Như vậy mình sẽ thấy mối quan hệ giữa sinh viên và khoá học là quan hệ nhiều nhiều. Một học sinh có nhiều khóa học và một khóa học có nhiều sinh viên.


2. Biểu diễn ManyToMany trong database

Chúng ta sẽ biểu diễn mối quan hệ này trong database. Như các em biết trong database nếu 2 tables quan hệ nhiều nhiều mình sẽ tách thêm một bảng thứ 3 làm bảng trung gian cho 2 tables đó . Chúng ta sẽ tạo thêm một bảng trung gian là student_course như sau.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
CREATE TABLE `student` (
  `id` int(11) unsigned NOT NULL AUTO_INCREMENT,
  PRIMARY KEY (`cart_id`)
) ENGINE=InnoDB AUTO_INCREMENT=5 DEFAULT CHARSET=utf8;

CREATE TABLE `course` (
  `id` int(11) unsigned NOT NULL AUTO_INCREMENT,
  PRIMARY KEY (`id`),
) ENGINE=InnoDB AUTO_INCREMENT=7 DEFAULT CHARSET=utf8;


CREATE TABLE `student_course` (
  `student_id` int(11) unsigned NOT NULL AUTO_INCREMENT,
  PRIMARY KEY (`id`),
  `course_id` int(11) unsigned NOT NULL AUTO_INCREMENT,
  PRIMARY KEY (`id`),
) ENGINE=InnoDB AUTO_INCREMENT=7 DEFAULT CHARSET=utf8;

Như các em thấy ở trên mình có thêm một table student_course có chứa column student_id là khóa phụ liên kết tới bảng Student và column course_id là khóa phụ liên kết tới bảng course. 2 cặp khóa phụ này kết hợp với nhau tạo thành khoá chính của bảng student_course. Trong thiết kế database không tồn tại quan hệ nhiều nhiều chính vì vậy mà mình có thêm một bảng trung gian ở giữa để bẻ mối quan hệ nhiều nhiều thành 2 mối quan hệ một nhiều .


3. Biểu diễn ManyToMany trong Java

Trong Java chúng ta sử dụng annotation @ManyToMany để thể hiện mối quan hệ nhiều nhiều. Đầu tiên chúng ta sẽ tạo Entity Student

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
@Entity
@Table(name = "student")
public class Student {

    @Id
    @Column(name = "id")
    private Long id;

    @ManyToMany
    @JoinTable(name = "student_course", joinColumns = @JoinColumn(name = "student_id"), inverseJoinColumns = @JoinColumn(name = "course_id"))
    private Set<Course> likedCourses;
}

Như các em thấy trong entity Student đầu tiên ta thấy.

@ManyToMany : dùng để nói rằng Entity Student sẽ có mối quan hệ nhiều nhiều với Course.

@JoinTable : mình chỉ ra table trung gian dùng để kết nối 2 bảng như ta thảo luận ở mục 1 trong phần database. Khi 2 tables quan hệ nhiều nhiều thì mình thêm một bảng trung gian. Trong bài này bảng trung gian mình có tên là student_course. Trong @JoinTable có 3 tham số sau:

Tham số đầu tiên là name = “student_id” cái này là ta đặt tên cho mối quan hệ là gì Tham số thứ 2 là joinColumns = @JoinColumn(name = “student_id”) Column mà bảng Student sẽ liên kết với bảng trung gian Tham số thứ 3 inverseJoinColumns = @JoinColumn(name = “course_id”) Column mà bảng Course sẽ liên kết với bảng trung gian

Như vậy là ta đã thiết lập xong table trung gian nối 2 bảng Student và Course có quan hệ nhiều nhiều.

Tiếp đến ta khai báo entity Course

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
@Entity
@Table(name = "course")
public class Course {

    @Id
    @Column(name = "id")
    private Long id;

    @ManyToMany(mappedBy = "likedCourses")
    private Set<Student> likes;
}

Như vậy là ta đã setup xong. Như trong thực tế ta có thể dùng nhiều cách để code mối quan hệ nhiều nhiều. Tiếp sau đây a sẽ trình bày kỹ thuật CompositeKey để làm quan hệ nhiều nhiều. Mình ko cần dùng @JoinTable


4 . Quan hệ nhiều nhiều sử dụng CompositeKey

Như ta thấy ở mục 1 về cấu trúc database. Ta có một bảng trung gian là student_course với 2 keys phụ là student_id và course_id. Hai khóa này kết hợp với nhau trở thành khoá chính và mình gọi là Composite Key.

Trong Java mình sẽ thể hiện nó như sau.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
@Embeddable
class CourseRatingKey implements Serializable {

    @Column(name = "student_id")
    Long studentId;

    @Column(name = "course_id")
    Long courseId;

    // standard constructors, getters, and setters
    // hashcode and equals implementation
}

Mình khai báo @Embeddabl để mình nhúng vào Entity mà nó sử dụng. Sau đây mình sẽ tạo Entity StudentCourse và nhúng CourseRatingKey vào

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
@Entity
@Table(name = "student_course")
public class StudentCourse {

    @EmbeddedId
    private CourseRatingKey id;

    @ManyToOne
    @MapsId("student_id")
    @JoinColumn(name = "student_id")
    private Student student;

    @ManyToOne
    @MapsId("course_id")
    @JoinColumn(name = "course_id")
    private Course course;
}

Như ta thấy ở trên mình không dùng @ManyToMany nữa mà thay vào đó là @ManyToOne. Entity StudentCourse sẽ link tới Entity Student và Entity Course. Nó như là một bảng đóng vai trò trung gian

Chúng ta sử dụng @EmbeddedId để đánh dấu cặp key trở thành khóa chính (PRIMARY KEY ) trong entity.


5. Tổng kết

Các em có thể dùng một trong 2 cách trên khi gặp mối quan hệ nhiều nhiều đều giải quyết được vấn đề. Thông thường anh hay dùng cách thứ 2 (CompositeKey) vì code dễ quản lý và thay đổi. Ví dụ như anh muốn thêm vào vài trường trong table trung gian thì quản lý rất dễ.

6. Demo Video

7. Source code

Sourcecode


Mọi người hãy Subscribe kênh youtube dưới đây nhé để cập nhật các video mới nhất về kỹ thuật và kỹ năng mềm

Các khoá học lập trình MIỄN PHÍ tại đây


Comments