Bạn đang thắc mắc làm cách nào để biểu diễn những thông tin trong thực tế vào việc viết ra các chương trình trên máy tính? Bài chia sẻ về kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Java dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cho câu hỏi trên. Việc hiểu sâu các kiểu dữ liệu trong lập trình hướng đối tượng Java cũng sẽ giúp bạn biết nên sử dụng kiểu nào phù hợp nhất khi viết các chương trình Java. Vì vậy, trước khi chuyển sang học các kiến thức nâng cao thì các bạn cần nắm vững các kiến thức Java cơ bản này trước nhé.
Trong lập trình Java chúng ta có 2 loại kiểu dữ liệu đó là kiểu nguyên thuỷ và kiểu đối tượng.
kiểu dữ liệu | kích thước | khoảng giá trị |
---|---|---|
byte | 1 byte | từ -128 đến 127 |
short | 2 bytes | từ -32.768 đến 32.676 |
int | 4 bytes | từ -2.147.483.648 đến 2.147.483.647 |
long | 8 bytes | từ -9.223.372.036.854.775.808 to 9.223.372.036.854.775.807 |
float | 4 bytes | 6 đến 7 thập phân 1.000,1232321 |
double | 8 bytes | 15 dấu thập phân |
boolean | 1 bit | chứa giá trị true hoặc false |
char | 2 bytes | chứa các ký tự đơn |
byte myNum = 100;
System.out.println(myNum);
short myNum = 5000;
System.out.println(myNum);
int myNum = 100000;
System.out.println(myNum);
long myNum = 15000000000L;
System.out.println(myNum);
float myNum = 5.75f;
System.out.println(myNum);
double myNum = 19.99d;
System.out.println(myNum);
Chúng ta có thể dùng e để mô tả bội số của 10.
float f1 = 35e3f;
double d1 = 12E4d;
System.out.println(f1);
System.out.println(d1);
boolean isJavaFun = true;
boolean isFishTasty = false;
System.out.println(isJavaFun);
System.out.println(isFishTasty);
char myGrade = 'B';
System.out.println(myGrade);
char a = 65, b = 66, c = 67;
System.out.println(a);
System.out.println(b);
System.out.println(c);
String greeting = "Hello World";
System.out.println(greeting);
Student student = new Student()