Sử dụng Method trong lập trình Java

Giới thiệu nội dung bài viết

Phương thức, Method trong ngôn ngữ lập trình Java là gì? Cách khai báo Method trong ngôn ngữ lập trình Java? Truyền tham số trong Method Java được tiến hành như thế nào? Kết quả của một phương thức đã được xử lý xong sẽ được trả về bằng cách nào? Cách ghi đè phương thức và lợi ích của việc nạp chồng các phương thức trong Java? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên. Đồng thời hướng dẫn bạn cách thao tác Method trong ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Java thông qua các ví dụ chi tiết trong mỗi phần.

1. Method trong ngôn ngữ lập trình Java là gì

Method là một khối tập trung các dòng lệnh code để thực hiện mục đích của method khi chương trình gọi method. Các em có thể truyền data (tham số) vào trong method. Chúng ta sử dụng method thuận tiện cho việc sử dụng lại. Các em có thể viết method một lần và chạy nhiều lần.

Method mình có thể dịch ra là phương thức hay hàm đều được cả.

2. Tạo Method

public class MyClass {

  public void myMethod() {

    // code to be executed
  }

}
  • Method được tạo trong một class
  • myMethod() là tên của method
  • Các dòng code để thực thi được đặt trong dấu { }

3. Gọi Method

Để gọi method chúng ta dùng tên method() như sau

public class MyClass {
  static void myMethod() {
    System.out.println("I just got executed!");
  }

  public static void main(String[] args) {
    myMethod();
  }
}
  • Như vậy các em thấy trong hàm main chúng ta gọi myMethod() để gọi phương thức. Khi chương trình chạy hàm main sẽ chạy trước. Nó sẽ thực thi dòng code myMethod(). Sau đó nó thực thi các dòng code trong phương thức myMethod và in ra dòng I just got execute.

4. Gọi Method nhiều lần

Method được viết ra 1 lần nhưng có thể thực thi nhiều lần tuỳ vào nơi cần gọi hàm.

public class MyClass {
  static void myMethod() {
    System.out.println("I just got executed!");
  }

  public static void main(String[] args) {
    myMethod();
    myMethod();
    myMethod();
  }
}

5. Truyền tham số trong phương thức

Các em có thể truyền thông tin vào method, những thông tin truyền vào được gọi là tham số cho phương thức. Chúng ta có thể truyền nhiều tham số cho method, mỗi tham số cách nhau bằng dấu phẩy.

public class MyClass {
  static void myMethod(String fname) {
    System.out.println(fname + " Refsnes");
  }

  public static void main(String[] args) {
    myMethod("Liam");
    myMethod("Jenny");
    myMethod("Anja");
  }
}
// Liam Refsnes
// Jenny Refsnes
// Anja Refsnes

6. Truyền nhiều tham số trong phương thức

public class MyClass {
  static void myMethod(String fname, int age) {
    System.out.println(fname + " is " + age);
  }

  public static void main(String[] args) {
    myMethod("Liam", 5);
    myMethod("Jenny", 8);
    myMethod("Anja", 31);
  }
}

// Liam is 5
// Jenny is 8
// Anja is 31

7. Trả về kết quả trong phương thức

Khi một phương thức xử lý công việc xong thì nó phải trả về một kết quả cho nơi gọi nó. Chúng ta sử dụng từ khóa return để trả lại kết quả trong phương thức

public class MyClass {
  static int myMethod(int x) {
    return 5 + x;
  }

  public static void main(String[] args) {
    System.out.println(myMethod(3));
  }
}
  • Chú ý hàm void thì không có return trả về
public class MyClass {
  static void myMethod(int x) {
      System.out.println("không có return")
  }

  public static void main(String[] args) {
      myMethod();
  }
}

8. Phương thức override

Nhiều phương thức có thể có cùng tên nhưng khác tham số và kiểu dữ liệu truyền vào cũng hợp lệ

static int plusMethodInt(int x, int y) {
  return x + y;
}

static double plusMethodDouble(double x, double y) {
  return x + y;
}

public static void main(String[] args) {
  int myNum1 = plusMethodInt(8, 5);
  double myNum2 = plusMethodDouble(4.3, 6.26);
  System.out.println("int: " + myNum1);
  System.out.println("double: " + myNum2);
}

9. Demo Video

10. Source code

Sourcecode


Mọi người hãy Subscribe kênh youtube dưới đây nhé để cập nhật các video mới nhất về kỹ thuật và kỹ năng mềm

Các khoá học lập trình MIỄN PHÍ tại đây


Comments