Sử dụng Mảng trong lập trình Java

Giới thiệu nội dung bài viết

Nằm trong chuỗi các bài viết chia sẻ về ngôn ngữ lập trình Java, hôm nay anh gửi đến các bạn bài chia sẻ về Mảng trong lập trình Java. Đây được xem là một trong những kiến thức lập trình Java cơ bản, đòi hỏi cần nắm kĩ. Vậy, Mảng (Array) trong ngôn ngữ lập trình Java là gì? Cách lấy và cập nhật giá trị phần tử trong mảng thông qua vị trí index? Cách duyệt qua các phần tử của mảng? Độ dài của mảng? Tìm hiểu hơn về mảng nhiều chiều. Bài viết sẽ lần lượt đi qua các phần trên, cùng với các ví dụ cụ thể trong bài sẽ hướng dẫn chi tiết cách thao tác với Mảng trong lập trình Java. Từ đó giúp các bạn có thể áp dụng ngay vào trong thực hành.

1. Mảng trong ngôn ngữ lập trình Java là gì

Mảng được sử dụng để lưu nhiều giá trị vào một biến. Giả sử nếu không có mảng nếu anh có 1000 sinh viên anh phải tạo 1000 dòng code và biến để lưu 1000 sinh viên. Nhờ có mảng ta chỉ sử dụng 1 dòng code và 1 biến để lưu trữ 1000 sinh viên.

  • Chúng ta sử dụng [] để khai báo mảng
String[] cars;
  • Chúng ta có thể khai báo mảng và chưa các giá trị như sau
String[] cars = {"Volvo", "BMW", "Ford", "Mazda"}; 

2. Lấy giá trị phần tử trong mảng thông qua vị trí index

  • Một đều quan trọng vị trí bắt đầu của mảng luôn là vị trí 0. Trong ví dụ dưới đây vị trí 0 là giá trị Volvo, vị trí 1 là BMW, vị trí 2 là Ford, vị trí 3 là Mazda. Như vậy mảng có 4 phần tử và vị trí luôn luôn bắt đầu là 0.
String[] cars = {"Volvo", "BMW", "Ford", "Mazda"};
System.out.println(cars[0]);
// Kết quả Volvo

3. Cập nhật giá trị phần tử trong mảng thông qua vị trí index

String[] cars = {"Volvo", "BMW", "Ford", "Mazda"};
cars[0] = "Opel";
System.out.println(cars[0]);
// kết quả là Opel chứ không phải là Volvo

4. Độ dài của mảng

  • Để lấy được kích thước của mảng chứa bao nhiêu phần tử ta dùng phương thức length
String[] cars = {"Volvo", "BMW", "Ford", "Mazda"};

System.out.println(cars.length);

// kích thước sẽ là 4. Mảng có chứa 4 phần tử

5. Duyệt qua các phần tử của mảng

  • Chúng ta có thể sử dụng vòng lặp for hoặc for-each để duyệt qua các phần tử
String[] cars = {"Volvo", "BMW", "Ford", "Mazda"};
for (int i = 0; i < cars.length; i++) {
  System.out.println(cars[i]);
}
String[] cars = {"Volvo", "BMW", "Ford", "Mazda"};
for (String i : cars) {
  System.out.println(i);
}

6. Mảng nhiều chiều

  • Mảng nhiều chiều hay còn gọi là mảng của mảng chứa một hoặc nhiều mảng.

  • Khai báo mảng nhiều chiều bằng dấu [][]. Trong ví dụ này là mảng 2 chiều

int[][] myNumbers = { {1, 2, 3, 4}, {5, 6, 7} };
  • Duyệt qua mảng nhiều chiều ta sử dụng 2 vòng lặp. Vòng lặp đầu tiên truy xuất các phần tử trong mảng đầu tiên còn vòng lặp thứ 2 duyệt qua các giá trị trong mảng thứ 2.
public class MyClass {
  public static void main(String[] args) {
    int[][] myNumbers = { {1, 2, 3, 4}, {5, 6, 7} };
    for (int i = 0; i < myNumbers.length; ++i) {
      for(int j = 0; j < myNumbers[i].length; ++j) {
        System.out.println(myNumbers[i][j]);
      }
    }
  }
}

6. Video Demo

7. Source code

Sourcecode


Mọi người hãy Subscribe kênh youtube dưới đây nhé để cập nhật các video mới nhất về kỹ thuật và kỹ năng mềm

Các khoá học lập trình MIỄN PHÍ tại đây


Comments