Phân biệt String, String Buffer và String Builder trong lập trình Java

Giới thiệu nội dung bài viết

Trong ngôn ngữ lập trình Java, bên cạnh String, có hai khái niệm khác mà các bạn thường được nghe đề cập đến là StringBufferStringBuilder. Trong phạm vi bài viết này, anh sẽ trình bày để bạn hiểu được String là gì? StringBuffer và StringBuilder là gì? Giúp các bạn phân biệt giữa 3 khái niệm này. Biết được khi nào thì dùng String, khi nào dùng StringBuffer, và khi nào dùng StringBuilder trong lập trình hướng đối tượng Java.

1. String trong lập trình Java

  • Trong lập trình Java, String là đại diện cho một chuỗi các ký tự. Chúng ta có 2 cách khởi tạo như sau :
1
2
3
String str = "ABC";
// or 
String str = new String("ABC");
  • Các giá trị trong String là immutable (có nghĩa là không thay đổi được hay còn gọi là bất biến). Chính vì vậy ta có thể share (chia sẻ) trong các function của java mà không sợ giá trị bị thay đổi.

  • Khi chúng ta tạo String với dấu “” ví dụ như String str = “le vu nguyen”. Thì lúc này JVM sẽ tìm kiếm trên Spring Pool nếu đã có giá trị tồn tại thì nó sẽ trả về một tham chiếu của đối tượng đã có trên spring pool. Nếu không có giá trị trên Spring Pool thì nó sẽ tạo mới một đối tượng String trên Spring Pool và trả về tham chiếu của đối tượng đó. JMV sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được khá nhiều bộ nhớ bằng việc trả về tham chiếu của những String đã có sẵn trên Spring Pool.

  • Nếu chúng ta dùng toán tử new để tạo đối tượng thì nó được lấy ra từ bộ nhớ Heap.

  • Chúng ta sử dụng toán tử + để nối 2 hoặc nhiều chuỗi String lại với nhau

2. Phân biệt String vs StringBuffer

Như đã nói trong phần 1. String là immutable do vậy chúng ta không thể thay đổi được giá trị của nó. Nếu chúng ta muốn thay đổi String ví dụ như nối chuỗi, cắt string thành từng đoạn. Thì chúng ta sẽ phải tạo ra một String mới và không sử dụng lại được giá trị String cũ. Giá trị String cũ sẽ bị bộ dọn rác garbage collection của Java xoá đi khỏi bộ nhớ.

Chính vì giá trị cũ tồn tại nhiều trong bộ nhớ mỗi lần chúng ta muốn thao tác với String dẫn đến bộ nhớ sẽ bị đầy do chứa nhiều giá trị rác. Để giải quyết được việc này Java cung cấp cho chúng ta 2 lớp là StringBuffer và StringBuilder để phục vụ mục đích thao tác với String.

Khác với String hai lớp StringBuffer và StringBuilder là mutable (có thể thay đổi giá trị). 2 lớp này cung cấp cho chúng ta các method để thêm,sửa, xóa để thao tác với String.

3. Phân biệt StringBuilder vs StringBuffer

Trong quá khứ StringBuffer là sự lựa chọn duy nhất được sử dụng để thao tác với String cho đến version của java là 1.4. Điểm bất lợi duy nhất khi sử dụng StringBuffer đó chính là performance (hiệu suất) khi sử dụng StringBuffer thì xử lý rất chậm. Nguyên nhân là tất cả các method trong StringBuffer là bất đồng bộ và sử dụng cơ chế thread safe (luồng an toàn) vì vậy mà quá trình xử lý phải chờ đợi lẫn nhau gây ra tình trạng sử dụng StringBuffer thì chậm.

Kể từ Java version 1.5 trở đi thì cung cấp cho chúng ta 1 class mới là StringBuilder có chức năng tương tự như StringBuffer nhưng đã loại bỏ những nhược điểm của StringBuffer như đồng bộ và luồng an toàn. Do vậy sử dụng StringBuilder sẽ nhanh hơn

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
import java.util.GregorianCalendar;

public class TestString {

  public static void main(String[] args) {
    System.gc();
    long start=new GregorianCalendar().getTimeInMillis();
    long startMemory=Runtime.getRuntime().freeMemory();
    StringBuffer sb = new StringBuffer();
    //StringBuilder sb = new StringBuilder();
    for(int i = 0; i<10000000; i++){
      sb.append(":").append(i);
    }
    long end=new GregorianCalendar().getTimeInMillis();
    long endMemory=Runtime.getRuntime().freeMemory();
    System.out.println("Time Taken:"+(end-start));
    System.out.println("Memory used:"+(startMemory-endMemory));
  }
}
  • Kết quả
Giá trị i StringBuffer (thời gian) StringBuilder (thời gian)
1.000.000 808,149356704 633,149356704
10.000.000 7448,147783888 6179,147783888

4. Kết luận

Tuỳ vào mục đích sử dụng trong lập trình Java, mà ta chọn String hoặc StringBuffer hoặc StringBuilder. Nếu chương trình mình có nhiều thread(tiến trình) cùng thao tác đến String thì mình sẽ chọn StringBuffer vì nó hỗ trợ cơ chế thread safe còn nếu không cần thread safe thì ta chọn StringBuilder.


Mọi người hãy Subscribe kênh youtube dưới đây nhé để cập nhật các video mới nhất về kỹ thuật và kỹ năng mềm

Các khoá học lập trình MIỄN PHÍ tại đây


Comments