Sử dụng Pseudo Class trong CSS

Giới thiệu nội dung bài viết

Thuộc tính Pseudo Class và Pseudo Element trong lập trình web CSS thường rất dễ bị nhầm lẫn, kể cả một số các bạn lập trình viên đã đi làm đôi khi vẫn không phân biệt rõ ràng được. Vì vậy để giúp các bạn-những người học lập trình web có thể nhận biết được sự khác nhau giữa hai thuộc tính Pseudo Class và Pseudo Element để chọn đúng thuộc tính phù hợp áp dụng vào làm web. Anh đã có bài chia sẻ về Pseudo Element, các bạn có thể xem tại đây. Và trong bài viết này, anh sẽ chia sẻ về Pseudo Class. Hi vọng qua 2 bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ được 2 thuộc tính và áp dụng được vào làm web mà không bị nhầm lẫn nữa.


Trong bài viết này anh sẽ lần lượt đi qua các phần bao gồm giải thích cho các bạn hiểu được Pseudo Class là gì? Các hiệu ứng có thể sử dụng như link pseudo-class, visited pseudo-class, hover pseudo-class, active pseudo-class, focus pseudo-class và cách tạo hiệu ứng phần tử con đầu tiên trong lập trình web CSS.

1. Pseudo Class là gì

Chúng ta sử dụng pseudo class để thêm hiệu ứng cho một số thành phần trong web, ví dụ khi người dùng sử dụng con chuột di chuyển qua các phần tử web mình có thể xây dựng các hiệu ứng cho hành động này hoặc khi người dùng rê chuột vào một đường link mình có thể thêm hiệu ứng thay đổi màu sắc. Mình không cần dùng javascript để làm hiệu ứng mà cái này có sẵn trong css.

  • Cú pháp như sau
1
selector:pseudo-class {property: value}
  • Hoặc ta cũng có thể kết hợp với css class
1
selector.class:pseudo-class {property: value}
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
<html>
   <head>
      <style type = "text/css">
         a:link {color:#000000}
      </style>
   </head>

   <body>
      <a href = "">Black Link</a>
   </body>
</html>

pseudo1

  • Link Backlink sẽ có màu đen.

3. Hiệu ứng: visited pseudo-class

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
<html>
   <head>
      <style type = "text/css">
         a:visited {color: #006600}
      </style>
   </head>

   <body>
      <a href = "">Click this link</a>
   </body>
</html>

pseudo2

  • Khi click vào link sẽ có hiệu ứng biến màu của link thành màu xanh lục.

4. Hiệu ứng: hover pseudo-class

Khi di chuyển chuột ngang qua đường link thì sẽ đổi màu.

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
<html>
   <head>
      <style type = "text/css">
         a:hover {color: #FFCC00}
      </style>
   </head>

   <body>
      <a href = "">Bring Mouse Here</a>
   </body>
</html> 

5. Hiệu ứng: active pseudo-class

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
<html>
   <head>
      <style type = "text/css">
         a:active {color: #FF00CC}
      </style>
   </head>

   <body>
      <a href = "">Click This Link</a>
   </body>
</html>

6. Hiệu ứng: focus pseudo-class

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
<html>
   <head>
      <style type = "text/css">
         a:focus {color: #0000FF}
      </style>
   </head>

   <body>
      <a href = "">Click this Link</a>
   </body>
</html> 

7. Hiệu ứng phần tử con đầu tiên

Trong ví dụ này ta có thẻ div, bên trong nó có 2 thẻ P . Nhưng bây giờ chúng ta chỉ muốn lấy thẻ p đầu tiên. Ta sử dụng first-child

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
<html>
   <head>
      <style type = "text/css">
         div > p:first-child {
            text-indent: 25px;
         }
      </style>
   </head>

   <body>
   
      <div>
         <p>First paragraph in div. This paragraph will be indented</p>
         <p>Second paragraph in div. This paragraph will not be indented</p>
      </div>
      <p>But it will not match the paragraph in this HTML:</p>
      
      <div>
         <h3>Heading</h3>
         <p>The first paragraph inside the div. This paragraph will not be effected.</p>
      </div>
      
   </body>
</html>

pseudo3

8. Demo Video

9. Thực hành online và source code

Sourcecode

Sourcecode


Mọi người hãy Subscribe kênh youtube dưới đây nhé để cập nhật các video mới nhất về kỹ thuật và kỹ năng mềm

Các khoá học lập trình MIỄN PHÍ tại đây


Comments